NHẬN DẠNG TÀU THUYỀN HẢI CẢNH, HẢI GIÁM, NGƯ CHÍNH, HẢI SỰ TRUNG QUỐC

Lực lượng chấp pháp trên biển, sông ngòi của Trung Quốc trải qua quá trình lịch sử, cùng với sự biến đổi, cải tổ của thể chế chính trị liên tục, chỉ trong khoảng chục năm gần đây đã “xáo trộn” hết sức phức tạp. Tàu thuyền của các lực lượng trong lịch sử như Hải giám, Ngư chính, Hải sự ban đầu “gom lại” trong lực lượng Hải cảnh, rồi chính Hải cảnh cũng trải qua những giai đoạn cải tổ (trước 2013, từ 2013 đến 2018, sau 2018 và sau 2022). Thông tin đăng ở bài này chỉ có tính chất tham khảo cho thời gian trước 2018.

HẢI CẢNH

Cảnh sát biển Trung Quốc, cũng gọi là “Hải cảnh Trung Quốc“, gồm 3 Phân cục Hải cảnh Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải. Tổng số đến 2015 là hơn 90 tàu lượng giãn nước 1.000-9.000 tấn.

Tàu thuyền của Hải cảnh sơn màu trắng, số hiệu hai bên mạn phía mũi tàu, tiếp theo đến vạch sơn biểu trưng của Hải cảnh Trung Quốc (4 vạch sơn xanh và 1 vạch sơn đỏ), sau đó đến dòng chữ “Trung Quốc Hải Cảnh” (中国海晶) và “CHINA COAST GUARD”.

Các tàu Hải cảnh được đánh số theo cách, ví dụ: tàu Hải cảnh “2901(tàu Hải cảnh số 01, loại 9000 tấn, thuộc Phân cục Hải cảnh Đông Hải).

– Số đầu tiên “2” là chỉ tàu thuộc Phân cục Hải cảnh Đông Hải (1 cho Hải cảnh Bắc Hải; 3 cho Hải cảnh Nam Hải).

– Số thứ hai “9” biểu thị tàu có lượng giãn nước trên 9000 tấn (0 là tàu có lượng giãn nước dưới 1000 tấn; 1 là tàu có lượng giãn nước từ 1000-1.900 tấn (loại 1000 tấn); 2 là tàu có lượng giãn nước từ 2000-2.900 tấn (loại 2000 tấn); 3 là tàu có lượng giãn nước từ 3000-3.900 tấn (loại 3000 tấn); 4 là tàu có lượng giãn nước từ 4000-4.900 tấn (loại 4000 tấn); 5 là tàu có lượng giãn nước từ 5000-5.900 tấn (loại 5000 tấn).

– Số thứ ba và thứ tư (0 và 1) là số hiệu tàu “01“.

HẢI GIÁM, NGƯ CHÍNH

Sau khi Trung Quốc thành lập Cục Hải cảnh, lực lượng tàu Hải giám, Ngư chính 3 khu vực được chuyển thành tàu Hải cảnh; tại 11 tỉnh ven biển hiện vẫn còn duy trì các tàu Hải giám, Ngư chính có lượng giãn nước nhỏ (500-1.400 tấn) trực thuộc các Tổng đội Hải giám, Ngư chính do Cục Hải dương và Ngư nghiệp các tỉnh quản lý.

Tàu Ngư chính mang số hiệu 5 số áp dụng quy luật đánh số hiệu tương tự như các tàu Hải cảnh 5 số cấp tỉnh.

Tàu Hải giám 4 số gồm 24 chiếc có lượng giãn nước 500-1.400 tấn, số hiệu: 1013, 1116, 1117, 1118, 2030, 2032, 2168, 2169, 3011, 4001, 4002, 4072, 5001, 5030, 4067, 7008, 7018, 7028, 7038, 8027, 8003, 9001, 9012, 9013 (loại này thuộc dự án đóng mới 36 tàu Hải giám cấp tỉnh, biên chế giai đoạn 2013-2014. Tuy nhiên, sau khi biên chế, TQ đã chuyển 12 tàu loại 1.500 tấn thành tàu Hải cảnh, do đó chỉ còn 24 tàu mang tên Hải giám).

Tàu Hải giám có lượng giãn nước 500-1.400 tấn, sơn màu trắng; hai bên mạn phía mũi viết 4 chữ bằng tiếng Trung (中国海监), phía sau là số hiệu và phiên âm la-tinh hàng dưới là “ZHONG GƯO HAI JIAN”; phần giữa thân hai bên mạn có 4 vạch sơn chéo màu xanh nước biển và dòng chữ “CHINA MARINE SURVEILLANCE”.

Tàu Ngư chính có lượng giãn nước 300-1.200 tấn; thân vỏ tàu sơn trắng hoàn toàn; hai bên mạn phía mũi sơn dòng chữ “TRUNG QUỐC NGƯ CHÍNH” (bằng tiếng Trung) tiếp theo là số hiệu tàu (5 số).

HẢI SỰ

Lực lượng Hải tuần thuộc Cục Hải sự thuộc Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc gồm 11 Cục Hải sự cấp tỉnh và 03 Cục Hải sự lưu vực sông lớn (Hắc Long Giang, Trường Giang, Châu Giang).

Lực lượng tàu thuyền gồm 04 tàu Hải tuần 01, 11, 21, 31 (lượng giãn nước 1.500-5.000 tấn) bố trí thường xuyên tại 03 khu vực: Hoàng – Bột Hải, Đông Hải và Nam Hải (Biển Đông). Khoảng 100 tàu xuồng mang tên Hải Tuần, Hải Tiêu, Hải Đặc, Hải Trắc loại 3 và 4 số hoạt động ven bờ, cảng biển (riêng các tàu mang tên Hải Trắc của Cục Hải sự có chức năng khác với các tàu Hải Trắc của Cục Hải dương quốc gia).

Tàu Hải sự được sơn màu trắng, hai bên mạn phía mũi sơn 2 chữ Hải Tuần hoặc Hải Tiêu, Hải Đặc, Hải Trắc (bằng chữ Hán) và số hiệu tàu; 6 vạch sơn chéo (1 vạch sơn đỏ khổ rộng và 5 vạch sơn xanh khổ hẹp); giữa thân hai bên mạn sơn 4 chữ “中国海事” (chữ Hán là “TRUNG QUỐC HẢI SỰ”) và dòng chữ “CHINA MSA”. Ngoài ra, các phương tiện xuồng tuần tra, xuồng cứu sinh đặt hai bên mạn đêu sơn màu cam.

Tàu 2 số là tàu cấp khu vực, 3 và 4 số là tàu cấp tỉnh./.

Tàu Hải cảnh loại 9000 tấn
Tàu Hải cảnh loại 5000 tấn
Tàu Hải cảnh loại 3000 tấn
Hải giám
Hải sự
Tàu cá dân binh
Ngư chính
Tàu Hải cảnh chuyển đổi từ tàu hộ vệ Type 056 (22 chiếc)

Xem thêm: TÀU THUYỀN HẢI CẢNH TRUNG QUỐC

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *