ĐÁ TỐC TAN

Tọa độ: 8°48′42″B, 113°59′0″Đ

Đá Tốc Tan (tiếng Anh: Alison Reef) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Tốc Tan cách đảo Phan Vinh 14,6 hải lý (27 km) về phía ĐN và cách đá Núi Le 6 hải lý (11 km) về phía TB.

Bản đồ hành chính đều thể hiện danh từ riêng là Tốc Tan còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá. Về bản chất địa lý, đá Tốc Tan không phải là một đảo mà là rạn san hô vòng.

Hiện Việt Nam đang kiểm soát đá này như một phần của thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Đài Loan, Philippines và Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.

Công binh Hải quân Việt Nam đã xây dựng trên thềm san hô của đá Tốc Tan ba nhà lâu bền. Binh lính đồn trú trồng được một số rau xanh, chủ yếu là rau muống, cải, mồng tơi và nuôi chó mang từ đất liền ra.

Rạn san hô đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 19,4 km và chiều rộng trung bình 4,1 km; diện tích khoảng 75 km². Vụng biển của rạn vòng sâu từ 15 đến 25 m. Có một số hòn đá riêng lẻ nhô lên khỏi mặt biển khi thủy triều xuống./.

Tốc Tan C

Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại 3 nhà lâu bền, được đặt tên là Đảo Tốc Tan A, B, C, có tọa độ địa lý là:
Đảo Tốc Tan A (ở phía Đông): 8°46′46″B, 114°03′9″Đ
Đảo Tốc Tan B (ở phía Tây): 8°50′0″B, 114°00′0″Đ
Đảo Tốc Tan C (ở phía Bắc): 8°50′0″B, 114°11′0″Đ

Ngày 22/2/1988, Bộ Tư lệnh Hải quân đã lệnh cho tàu HQ-713 và HQ-07 có nhiệm vụ đóng giữ đá Tốc Tan.

Tốc Tan A

Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã xây dựng một nhà ở phía Tây đá Đảo Tốc Tan, hoàn thành ngày 8/8/1988. Trong khi đó công binh Hải quân cũng xây dựng 3 nhà cao chân trên đá này.

Tháng 8/1988, Phòng bảo đảm hàng hải Quân chủng Hải quân đã thả trong lòng Hồ Tốc Tan 3 phao buộc tàu mỗi phao nặng 2 tấn, khi thời tiết xấu tàu có thể vào neo đậu tránh sóng gió./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *