Nga là quốc gia mà người dân Việt Nam định cư, học tập, làm ăn, đầu tư trải qua các thời kỳ khá đông. Tuy nhiên, có những khác biệt nhất định về văn hóa của người phương Đông và phương Tây, nhất là về xưng hô chào hỏi và trong giao tiếp. Do có thời gian từng học tập, sinh sống ở Nga, người viết bài này liệt kê lại một số lưu ý, hi vọng giúp cho các bạn trẻ, sinh viên mới qua Nga học tập, sinh sống sớm có cách tiếp cận và xưng hô phù hợp.
1. Tên người Nga thường gồm 3 từ (không có 2 hay nhiều hơn 3 như tên ở Việt Nam): Họ (фамилия) + Tên gọi theo cha (отчество) + Tên (имя).
2. Tên nữ luôn kết thúc bằng “а” hoặc “я” (giống cái).
Tên nam kết thúc bằng phụ âm (giống đực).
Ví dụ:
– Николаевский Сергеевич Андрей (nam); Александр Сергеевич Пушкин (nam); Владимир Владимирович Путин (nam)
– Ляпушкина Юрьевна Мария (nữ).
3. Khi viết tắt, người ta giữ nguyên tên (имя) và viết tắt hai chữ còn lại. Ví dụ: Л.Ю. Мария; В.В. Путин
4. Khi viết tắt có thể đảo chỗ cho nhau. Ví dụ: “А.С. Пушкин” hoặc “Пушкин А.С.”, tuy nhiên chữ viết đầy đủ luôn luôn là tên (имя).
5. Từ “отчество” chúng ta có thể luận ra tên bố của mỗi người. Đại loại để biết được tên bố của người nam thì lược bỏ đi “ович” hoặc “евич”, người nữ thì bỏ đi “овна” hoặc “вна” trong tên của người đó.
Ví dụ:
– Bố của “Николаевский Сергеевич Андрей” tên là “Сергей”,
– Bố của “Ляпушкина Юрьевна Мария” tên là “Юрий”.
6. Thông thường tên nào cũng được gọi “trại đi” một cách thân thương khi còn nhỏ hoặc khi ở nhà hoặc bởi người thân.
Ví dụ: “Иван” là “Ваня”, “Анна” là “Аня”, “Сергей” là “Сарёжа”…
7. Gọi tên một người Nga thông thường bằng “Tên (имя) + Tên gọi theo cha (отчество)”.
Phải thân thiết mới được gọi chỉ bằng tên hoặc tên gọi ở nhà.
8. Tại sao lại gọi là “Путин” (Putin) hay “Ленин” (Lenin) mà không phải tên đầy đủ?
Là vì họ là người nổi tiếng, ai cũng biết.
9. Tại sao người bình thường không gọi bằng tên (имя) như những người nổi tiếng?
Là vì đó được coi là cách gọi “xách mé”, nó chỉ được áp dụng – ví dụ, như khi thủ trưởng gọi một người cấp dưới đến để sai một việc gì đó.
10. Nhắc lại:
– Trong xưng hô, không gọi giáo viên là “преподаватель” mà phải gọi bằng “Tên (имя) + Tên gọi theo cha (отчество)”. (Xem mục 7)
– Kể cả với thầy và cô, sinh viên đều gọi họ là “преподаватель” mà không nên gọi cô là “преподавательница” (người Nga không thích như thế).
11. Phụ nữ Nga sau khi cưới chồng có thể mang tên chồng hay không tùy thuộc ý muốn người phụ nữ (giống như ở Việt Nam, không bắt buộc như trước đây).
12. Điều gì cơ bản khác biệt giữa tên người Nga và người Việt?
– Tên người Việt thường gồm Họ + Tên đệm (tên lót) + Tên, nhưng có khi không có tên lót như “Đỗ Mười”, hoặc có tới nhiều hơn 3 từ như “Tôn Nữ Hoàng Anh”…
– Người Việt không có tên gọi theo cha (отчество);
– Tên người Việt không rõ “giống”, do đó, nếu chỉ nhìn vào tên thì không phải lúc nào cũng phân biệt được là nam hay nữ (không phân biệt giống), trừ khi có tên lót là “Thị” hay “Văn” như cách đặt tên trước đây và một số tên rất đặc trưng./.