CỜ HÀNG HẢI (Maritime flag)

Cờ hàng hải (maritime flag) là một loại cờ được chỉ định để sử dụng trên tàu, thuyền và các phương tiện thủy khác. Cờ hải quân (naval flags) được coi là quan trọng trên biển và các quy tắc, quy định về treo cờ được thực thi nghiêm ngặt. Lá cờ được treo có liên quan đến quốc gia đăng ký đến nỗi từ “flag” thường được sử dụng một cách tượng trưng như một ẩn dụ cho “quốc gia đăng ký”.

Các loại cờ

Cờ hiệu (ensign)

Cờ hiệu là biểu tượng nhận dạng quốc gia của một con tàu và được treo phía trên quốc kỳ (national flag) trên toàn thế giới. Chúng phải được treo khi vào cập và rời khỏi bến cảng, khi đi qua vùng biển nước ngoài và khi tàu được tàu chiến ra hiệu làm như vậy.

Cờ hiệu là một phần truyền thống đi biển của lực lượng tư nhân và lực lượng hải quân và có nguồn gốc từ Kỷ nguyên thuyền buồm. Việc nhúng cờ (hạ xuống một phần để tỏ ra tôn trọng, kính trọng ai đó, tàu thuyền nào đó đi qua, rồi kéo lên lại đỉnh cột) được thực hiện bằng cờ hiệu. Các con tàu thường treo cờ hiệu trong lễ chào cờ buổi sáng và lúc hoàng hôn khi neo đậu hoặc ở bến. Tàu chiến mọi lúc khi hành quân và khi tham chiến đều đeo “cờ chiến” (battle ensign) hoặc nhiều cờ hiệu.

Truyền thống quy định rằng nếu một con tàu hạ cờ hiệu thì được coi là đã đầu hàng. Cột buồm là mục tiêu của tiếng súng, và cờ hiệu thứ hai trở đi được đeo để giữ cho cờ hiệu vẫn bay ngay cả sau khi bị cột buồm bắn trúng.

Quốc kỳ tàu (Jack)

Jack được treo phía mũi trên jackstaff (cột mũi) và được sử dụng khi tàu đang ở cảng, thả neo hoặc vào những dịp đặc biệt chứ không phải khi đang hành trình. Jack chỉ có trên tàu chiến. Tuy nhiên, nó đã trở thành cờ bổ sung cho một số tàu khác và đôi khi giống với cờ hiệu trên tàu buôn, tùy thuộc vào nguồn gốc của tàu.

Jacks trong Hải quân Hoàng gia phải được kéo lên khi tàu bắt đầu vào tuyến bờ đầu tiên.

Dấu hiệu đặc biệt

Vào ngày 16/1/1899, các tàu được ủy quyền của Cơ quan Khảo sát Trắc địa và Bờ biển Hoa Kỳ được phép treo cờ riêng để phân biệt với các tàu của Hải quân Hoa Kỳ mà họ có chung cờ hiệu. Mặc dù tiếp tục mang cờ hiệu giống như các tàu Hải quân Hoa Kỳ, các tàu Khảo sát đã treo cờ Khảo sát Bờ biển và Trắc địa như một “dấu ấn đặc biệt” cho đến khi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) mới thành lập nắm quyền kiểm soát của các tàu Khảo sát vào năm 1970. Kể từ đó, các tàu được ủy quyền của hạm đội NOAA, cũng mang cờ hiệu quốc gia giống như các tàu Hải quân Hoa Kỳ, đã treo cờ của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia như một dấu hiệu đặc biệt.

Tương tự như vậy, tất cả các tàu của Cơ quan Hải đăng Hoa Kỳ đều treo cờ Hoa Kỳ của Lực lượng Hải đăng cho đến khi lực lượng này sáp nhập vào Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ vào ngày 1/7/1939, và các tàu của Cục Thủy sản Liên bang Hoa Kỳ treo cờ của Cục Thủy sản cho đến khi văn phòng này được sáp nhập vào Cơ quan Dịch vụ Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ vào ngày 30/6/1940. Cơ quan Cá và Động vật hoang dã sau đó đã treo cờ của mình như một dấu hiệu đặc biệt trên các tàu của mình.

Cờ cấp bậc

Cờ cấp bậc (rank flag) hay cờ nhận biết (distinguishing flag) là cờ được sĩ quan cao cấp treo trên kỳ hạm hoặc sở chỉ huy chính của họ, do đó có thuật ngữ flagship (kỳ hạm). Nguồn gốc của điều này là từ thời kỳ trước điện báo vô tuyến và điện thoại vô tuyến, là lúc mệnh lệnh được ban ra bằng tín hiệu cờ. Những lá cờ như vậy cũng được đeo khi các nhà đứng đầu chính phủ (tổng thống, thủ tướng hoặc bộ trưởng quốc phòng) ở trên tàu Hải quân, cho thấy con tàu này nắm giữ sở chỉ huy chính quyền cấp cao nhất của Lực lượng Vũ trang. Ngày nay, với sự tiến bộ trong thông tin liên lạc, lá cờ này biểu thị nghĩa vụ của các tàu Hải quân khác phải đáp ứng các danh hiệu liên quan (thủy thủ đoàn chào tập trung trên boong, bắn đại bác chào, chú ý…) theo nghi thức hàng hải. Trong một nhóm tàu ​​hải quân đều do sĩ quan cấp trên chỉ huy, chỉ có người chỉ huy nhóm hoặc sĩ quan cấp cao nhất mới được treo cờ của mình.

– Trong Hải quân Hoàng gia, các đô đốc treo cờ theo cờ cấp bậc hình chữ nhật: một Đô đốc hạm đội treo Cờ Liên minh (Union Flag), trong khi một Đô đốc treo cờ Thập tự Thánh George. Cờ của Phó Đô đốcChuẩn Đô đốc lần lượt có thêm một và hai quả bóng màu đỏ. Đề đốc treo Cờ hiệu rộng (Broad Pennant) là một cờ hiệu Thập tự Thánh George ngắn có đuôi én, với một quả bóng màu đỏ ở nền cờ (phía trên bên trái).

– Trong Hải quân Hoa Kỳhải quân của một số quốc gia khác, đô đốc treo cờ hình chữ nhật có ngôi sao theo cấp bậc. Cờ của sĩ quan tuyến (line officer) có màu xanh lam sao trắng, cờ sĩ quan tham mưu màu trắng sao màu xanh lam.

– Trong Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, Quân đoàn Ủy ban Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ và Quân đoàn Ủy viên Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia, các Đô đốc treo cờ hình chữ nhật với các ngôi sao theo cấp bậc.

– Trong Hải quân Hy Lạp, các Đô đốc treo cờ hình vuông màu xanh có hình chữ thập màu trắng (tương tự như Quốc kỳ tàu (jack) Hải quân Hy Lạp) với bốn lá cờ các ngôi sao sáu cánh (một trong mỗi hình vuông được tạo thành bởi chữ thập); các Phó Đô đốc treo cùng một lá cờ nhưng có ba ngôi sao; Chuẩn Đô đốc hai sao; và Đề đốc một sao. Các Đại tá khi chỉ huy một đội tàu hoặc phi đoàn sẽ treo cờ burgee (cờ đuôi én vuông) có nền cờ Hải quân Hy Lạp. Khi cờ cấp bậc được treo, cờ hiệu vận hành được dịch chuyển xuống dưới.

Cờ hiệu (pennant)

Cờ hiệu, trong lịch sử được gọi là “pennon” (là một lá cờ dài hẹp, tại cán lớn và nhỏ dần về sau có thể cuối nhọn, vuông hoặc đuôi nheo), truyền những thông điệp khác nhau tùy theo thiết kế và cách sử dụng nó. Ví dụ:

– Cờ vận hành (commissioning pennant hoặc masthead), mà một tàu chiến treo trên cột buồm của nó và biểu thị nhiệm vụ của thuyền trưởng (và do đó của chính con tàu). Trong Hải quân Hoàng gia, cờ hiệu được đưa vào vận hành là hình một Thập tự Thánh George nhỏ với một đoạn trắng trơn thuôn dài. Trong Hải quân Hoa Kỳ, nó có màu đỏ phía trên màu trắng, có bảy ngôi sao màu trắng trên cột màu xanh lam. Trong đội tàu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, nó có 13 (trên các tàu lớn nhất) hoặc 7 (trên các tàu khác) hình tam giác màu đỏ trên nền trắng ở cột cờ với một đoạn dài thuôn nhọn màu lam. Cờ vận hành có thể được thay thế bằng các cờ cấp bậc khác nhau, cụ thể là cờ hoặc cờ hiệu của các đô đốc hoặc đề đốc, cờ cá nhân của nguyên thủ quốc gia và các thành viên hoàng gia. Trong những thế kỷ trước, cờ hiệu trên cột buồm có chiều dài tương tự như chiều dài của những con tàu đeo chúng, nhưng ngày nay những cờ hiệu rất dài chỉ có xu hướng được nhìn thấy khi một con tàu đang hoàn thành công việc.

– Cờ nhà thờ (church pennant), được sử dụng bởi Hải quân Hoàng gia, Hải quân Hoàng gia Hà Lan và Hải quân Khối thịnh vượng chung, là một cờ hiệu rộng treo trên tàu và tại các cơ sở (căn cứ) trong các buổi lễ tôn giáo và có kết hợp Thập tự Thánh George và cờ Hà Lan; được chọn sau Chiến tranh Hà Lan ở Anh, nơi cả hai bên dừng chân đến Nhà thờ vào Chủ nhật. Một cờ hiệu tương tự của nhà thờ được tàu Hải quân Hoa Kỳ treo trong các buổi lễ.

– Cờ tiệc (gin pennant) được treo có nghĩa là các sĩ quan đang được mời rượu tại câu lạc bộ sĩ quan. Cờ tiệc vẫn được hải quân Khối thịnh vượng chung sử dụng thường xuyên, chẳng hạn như Hải quân Hoàng gia Úc (RAN). Trong RAN, thông thường, khi ở trong cảng, sĩ quan sơ cấp nào đó của tàu này bí mật treo một cờ tiệc trên dây một tàu khác, thì buộc tàu đó phải cung cấp đồ uống miễn phí cho các sĩ quan của tàu đã kéo thắng. Tuy nhiên, nếu các sĩ quan treo cờ bị phát hiện, thì ngược lại, tàu của họ phải cung cấp đồ uống miễn phí trong tàu phát hiện. Thông thường, hoạt động này chỉ được áp dụng cho hải quân các nước thuộc Khối thịnh vượng chung.

– Cờ hiệu rộng (broad pennant): là một cờ hiệu hải quân đuôi én hình tam giác treo trên đầu cột của tàu chiến đang nổi hoặc trụ sở hải quân trên bờ để biểu thị sự hiện diện của hoặc là sĩ quan Hải quân Hoàng gia có cấp bậc Đề đốc, hoặc là một Đại tá mang chức vụ của một Đề đốc.

Cờ nhà (house flag)

Tàu buôn thường treo cờ xác định công ty mà nó sở hữu tàu. Cờ này trước đây được treo trên cột buồm chính nhưng bây giờ thường được bay từ jackstaff (cột mũi, nơi thường treo jack).

Tín hiệu riêng

Tín hiệu riêng là những lá cờ được thiết kế tùy chỉnh dùng để tượng trưng và xác định chủ sở hữu của một chiếc thuyền.

Câu lạc bộ du thuyền burgee

Các thành viên thuộc câu lạc bộ du thuyền hoặc tổ chức chèo thuyền có thể cho bay trong gió một chiếc cờ burgee độc ​​đáo của câu lạc bộ của họ cả khi đang di chuyển và khi neo đậu (tuy nhiên, không phải trong khi đua). Tàu thuyền thông thường thì buông cờ này trên cột chính hoặc phía bên phải cột chính. Thuyền nhỏ thì buông cờ trên một cột ngắn ở mũi tàu.

Đơn vị được tuyên dương

Tàu chiến của hải quân các nước khác nhau có thể được khen tặng, tuyên dương, qua đó cờ burgee (cờ thuôn nhọn đuôi nheo) được tung bay khi tại cảng.

Cờ tín hiệu (signal flags)

Có Hệ thống Cờ hiệu hàng hải quốc tế cho mỗi chữ cái và cờ hiệu cho các chữ số. Mỗi lá cờ (ngoại trừ cờ R) có một ý nghĩa bổ sung khi được treo riêng lẻ và chúng mang những ý nghĩa khác trong một số kết hợp nhất định.

Cờ xã giao (courtesy flag hoặc courtesy ensign)

Một cờ xã giao là cờ được treo bởi một con tàu thăm viếng ở vùng biển nước ngoài như một biểu hiện của sự tôn trọng. Nó thường là một quốc kỳ biển cỡ nhỏ (nghĩa là nhỏ hơn quốc kỳ) của quốc gia chủ nhà, mặc dù có các quốc gia (chẳng hạn như Malta) nơi sử dụng quốc kỳ chứ không phải quốc kỳ biển. Cờ thường được treo ở đầu cột trước của tàu nhiều cột buồm, hoặc bên dây chéo mạn ngoài từ cột của tàu một cột, hoặc trên một cây sào nếu tàu không có cột buồm.

Nghi thức chào cờ

Tàu thuyền được điều khiển từ phía lái, nên vị trí danh dự và trang trọng trên một con tàu là boong ở đuôi của nó. Cờ trang trọng vì thế được treo ở đây (chứ không phải nơi khác cho dù có độ cao lớn hơn).

Vị trí trang trọng thứ đến là trên cột tàu (nơi cao nhất) hoặc cột phía mũi nhất (với tàu nhiều cột); tiếp theo là trên dây chéo xuống từ cột cao nhất qua mạn phải, rồi trái. Cờ nhà (để xác định chủ sở hữu) thường được treo trên cột chính.

Khi cập cảng, cờ hiệu phải luôn được treo ở đuôi tàu.

Thuyền nhỏ không có cột tàu thì phải luôn treo cờ hiệu ở đuôi tàu. Thông thường, các lá cờ xã giao được treo trên chiếc jackstaff ở mũi tàu.

Nghi thức các tàu buôn nhúng cờ hiệu của mình để chào các tàu chiến đi ngang qua, các tàu chiến đáp lễ bằng cách nhúng lại cờ hiệu của mình. Theo truyền thống, các tàu buôn treo cờ hiệu của quốc gia có lãnh hải mà họ đang di chuyển ở bên mạn phải để tỏ rõ sự tôn trọng một cách lịch sự.

Việc treo cờ của hai nước trên cùng một cột cờ là dấu hiệu cho thấy tàu liên quan đã bị bắt hoặc đã đầu hàng trong thời chiến. Cờ hiệu ở vị trí thấp hơn là của nước bị bắt; cờ hiệu ở vị trí cao hơn, là của nước đã chiếm được tàu./.

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *